Với sự phát triển và phổ biến của công nghệ và Internet hiện nay, việc mua bán trở nên thuận tiện hơn bao giời hết. Từ đó, nhu cầu cần có công cụ hỗ trợ của các chủ kinh doanh lớn nhỏ ngày càng tăng cao, thay cho nhân lực truyền thống. Chọn một hệ thống quản lý bán hàng có thể không hề dễ dàng. Bạn có chọn một đơn vị cung cấp phần mềm hàng đầu nhưng mức phí đắt đỏ? Hay chọn đơn vị có giá thành phải chăng? Làm thế nào bạn có thể biết cái nào đáp ứng tất cả các nhu cầu của bạn? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết được tiêu chí lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng chất lượng nhé.
Phần mềm quản lý bán hàng là gì?
Quản lý bán hàng là quá trình phối hợp các nhân viên bán hàng trong tổ chức của bạn để làm việc hướng tới một mục tiêu chung. Quản lý bán hàng bao gồm việc tạo và thực hiện các chiến lược sẽ giúp nhóm bán hàng của bạn đạt và vượt mục tiêu doanh thu. Các mục tiêu có thể khác nhau giữa các tổ chức, nhưng hệ thống bán hàng thường tập trung vào tăng trưởng, lợi nhuận và tăng khối lượng bán hàng. Do đó, lúc này phần mềm quản lý bán hàng là cần thiết để giúp người quản lý hay chủ cửa hàng tối ưu hóa quy trình và tập trung vào các công việc khác.
Phần mềm quản lý bán hàng được thiết kế để giúp nhân viên bán hàng hay chủ doanh nghiệp tổ chức quy trình bán hàng tốt hơn cách giúp họ quản lý thông tin khách hàng, theo dõi các giao dịch bán hàng và cuối cùng là giảm thời gian dành cho quản trị viên. Người quản lý bán hàng có thể sử dụng nền tảng này để theo dõi dữ liệu, giảm bớt nhiệm vụ quản trị và chỉ định khách hàng tiềm năng. Thông tin khách hàng có thể được lưu trữ trên nền tảng, giúp hợp lý hóa việc hợp tác bán hàng và Marketing.
Tiêu chí lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng chất lượng
Nếu bạn muốn triển khai phần mềm quản lý bán hàng thành công, dưới đây là những tiêu chí mà bạn phải cân nhắc.
Chi phí
Đối với hầu hết các phần mềm bán hàng hiện nay, bạn sẽ trả phí cho mỗi data mỗi tháng. Vì vậy, điều đầu tiên cần làm là lấy con số đó, nhân nó với số lượng người dùng mong đợi và so sánh kết quả với ngân sách của bạn. Mặc dù chi phí thường dễ dàng tìm thấy trên trang web của agency, nhưng đôi khi khó mà xác định các chi phí thực tế khi set up phần mềm bán hàng, bởi còn nhiều khoản phát sinh khác. Ngay từ đầu, hãy biết rằng các nhà cung cấp cung cấp các kế hoạch rất khác nhau. Vì vậy theo công ty monamedia, trước khi bạn cam kết thực hiện, hãy hiểu rõ ràng về mức độ hỗ trợ, phân tích và các tính năng khác đi kèm với gói bạn đã chọn và mức phí phát sinh nào thêm. Về chi phí cụ thể, bạn có thể tham khảo tại công ty Mona qua website https://mona.software/ hoặc liên hệ với họ để được tư vấn trực tiếp.
Mục tiêu kinh doanh
Điều quan trọng là xác định các vấn đề bạn muốn phần mềm giải quyết. Nó có giúp theo dõi khách hàng tiềm năng hay không? Nó có phải là dự báo bán hàng không? Nó có làm tăng lợi nhuận và năng suất không? Thông thường các phần mềm quản lý bán hàng phải đáp ứng được các mục tiêu dưới đây:
- Giảm chi phí mỗi lần bán hàng
- Tăng hiệu quả báo cáo
- Phân tích và dự đoán doanh số bán hàng chính xác
- Nâng cao tỷ lệ giữ chân khách hàng
- Có được cái nhìn sâu sắc về phân tích tình hình doanh số
Khi đặt ra mục tiêu, đừng chỉ gói gọn các mục tiêu đó trong đội ngũ sale của bạn. Thay vào đó, hãy xem xét liên quan đến các bộ phận khác như Marketing, tài chính và admin. Ví dụ: bạn có thể yêu cầu từng bộ phận ghi lại những mục tiêu nào là “tùy chọn” và mục tiêu nào là bắt buộc.
Đánh giá của người dùng
Những lời quảng cáo về dịch vụ của các agency nghe có vẻ hấp dẫn đấy, nhưng liệu nó có thật giống như lời họ nói. Để biết được điều này, có rất nhiều trang web tồn tại nơi bạn có thể đọc nhận xét và xem xếp hạng về tính dễ sử dụng, giá trị đồng tiền, hỗ trợ khách hàng, chức năng và chất lượng sản phẩm của phần mềm. Đây là những đánh giá chân thật và đáng để tham khảo để bạn biết được lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng đó có phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
Khả năng tích hợp
Ngày nay người ta thường hướng đến các web-app quản lý bán hàng tập trung nhiều khả năng tích hợp hơn vì nhu cầu kinh doanh trong tương lai có thể thay đổi và mở rộng.
Với các tiện ích bổ sung và plug-in, một doanh nghiệp có thể đạt được mức độ tự động hóa cao một cách tương đối dễ dàng. Từ việc thêm địa chỉ liên hệ để tạo hóa đơn đến lập lịch nhắc nhở, các tích hợp mở rộng chức năng “out-of-the-box” của app quản lý bán hàng đã chọn.
Với suy nghĩ đó, khi đánh giá các giải pháp quản lý bán hàng, hãy đặc biệt chú ý đến cách nhà cung cấp tích hợp với email, phần mềm đề xuất kinh doanh và khả năng phân tích dữ liệu khách hàng.
Mức độ thích ứng của nội bộ
Khi có phần mềm quản lý bán hàng mới được áp dụng vào doanh nghiệp, có khả năng một số nhân viên bán hàng sẽ cảm thấy không quen về việc học thêm một ứng dụng khác. Không có giải pháp đơn giản và sâu rộng nào có thể đảm bảo nhân viên của bạn sẽ toàn tâm toàn ý với hệ thống mà bạn đã chọn.
Nếu bạn cho nhóm của mình tham gia vào việc lựa chọn ứng dụng quản lý bán hàng, hãy chú ý khả năng đáp ứng và phản ứng của họ trước phần mềm mới này.Bạn không chỉ phải tìm một lựa chọn hợp lý, trực quan và dễ sử dụng, bạn còn phải đầu tư vào việc đào tạo nhân viên của mình để tận dụng tối đa hiệu quả của công nghệ và nguồn nhân lực. vì vậy, khi chọn một phần mềm, hãy tìm hiểu xem người dùng của bạn sẽ cần đào tạo như thế nào. Đối với quản trị viên và người dùng chuyên nghiệp, đó sẽ là một câu chuyện khác. Đối với họ, ứng dụng tốt hơn nên có các hướng dẫn, video cụ thể và hơn thế nữa.
Khả năng tùy chỉnh
Nhiều phần mềm tuyên bố rằng chúng “dễ đáp ứng” và “có khả năng tùy chỉnh cao”. Tuy nhiên không dễ để xác minh những tuyên bố như vậy vì chúng thường chỉ là ý kiến chủ quan. Nhưng bạn có thể xác định các yếu tố đó có đáng tin cậy hay không. Để hiểu nhanh mức độ dễ – hay khó – của việc cá nhân hóa một phần mềm cụ thể, hãy cân nhắc yêu cầu một trong những chuyên gia sản phẩm của công ty chỉ cho bạn cách:
- Thêm các trường và danh sách tùy chỉnh.
- Bật và tắt các tính năng.
- Thiết lập bảng điều khiển bán hàng cá nhân và nhóm.
Xin lưu ý, nếu nhà cung cấp không thể nhanh chóng chỉ cho bạn cách đạt được các tùy chỉnh đơn giản, hãy bỏ qua lựa chọn đó. Ngoài ra, nếu nhà cung cấp thường xuyên nói về các tùy chọn tùy chỉnh cao cấp hơn có yêu cầu trả phí, hãy cẩn thận vì bạn có khả năng phải chi khá nhiều khoản phí phát sinh nếu muốn tùy chỉnh phần mềm đấy.
Tính di động
Nhân viên bán hàng của bạn sẽ muốn mang theo phần mềm trên các thiết bị di động ưa thích của họ, đặc biệt khi họ đi công tác xa hay đi du lịch. đó là lý do tại sao nhiều phần mềm đi kèm với các ứng dụng di động iOS, Android hoặc Windows.
Nhưng đừng dừng lại ở việc kiểm tra xem phần mềm có thể chạy trên điện thoại thông minh và máy tính bảng hay không. Tiến thêm một bước nữa bằng cách truy cập iTunes, Google Play và Windows Phone store. Tại các cửa hàng ứng dụng đó, hãy xem đánh giá của khách hàng và đánh giá suy nghĩ của người dùng một cách trung thực.
Hy vọng những chia sẻ trên của Khaitri.vn sẽ giúp bạn nắm rõ tiêu chí chọn phần mềm quản lý bán hàng chất lượng nhé.