Các bước trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ

Các bước trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ

Bạn đang có dự định nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về? Bạn lăn tăn không biết nhập khẩu theo đường bộ về Việt Nam có khó khăn gì không? Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ diễn ra như thế nào, có phức tạp hay không? Những băn khoăn trên của bạn sẽ được Khai Trí giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tình hình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ tại Việt Nam

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng Cục Hải quan về xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước 3 quý năm 2020, tổng giá trị xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 388 tỷ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị hàng hóa nhập khẩu đạt 186 tỷ USD. Những nhóm hàng nhập khẩu chính về Việt Nam có thể kể đến như máy vi tính, linh kiện điện tử; máy móc, thiết bị, phụ tùng; nguyên liệu dệt may, giày da; điện thoại & linh kiện; ô tô nguyên chiếc các loại,… Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam vẫn đang được nhập từ nước láng giềng Trung Quốc. Ngoài ra còn có Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,…

Tình hình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ

Cũng bởi tình hình xuất nhập khẩu như vậy, vị trí địa lý thuận lợi, ngoài đường biển và hàng không và quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ cũng được nhiều đơn vị lựa chọn. Không chỉ bởi sự tiện lợi về vị trí, đường cái, tiết kiệm chi phí vận chuyển khá nhiều. Quy trình thủ tục và quy định về vận chuyển các loại hàng hóa cũng có sự “thoải mái hơn”. Tính đến nay, vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ vận được coi là loại hình vận chuyển đơn giản, thuận tiện và tiết kiệm nhất. Đặc biệt là đối với những hàng hóa được vận chuyển từ những quốc gia lân cận Việt Nam.

Các phương tiện nhập khẩu vận chuyển hàng hóa đường bộ

Các phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đường bộ là xe ô tô, đi theo các tuyển đường liên tỉnh, quốc lộ,…Trong đó, theo công ty vận chuyển Nam Phú Thịnh thì 4 loại xe được sử dụng phổ biến nhất là:

  • Xe tải: Hàng hóa có thể được vận chuyển bằng xe tải có thùng, kín hoặc hở mái. Với trọng tải từ 0.5 tấn – 11 tấn tùy loại hàng hóa, khối lượng, khoảng cách,…
  • Xe bồn: Xe bồn được sử dụng chuyên chở các hàng hóa dạng lỏng, hóa lỏng như ga, hóa chất, xăng dầu,…
  • Xe container: Thường là các loại xe từ 20’, 40’, loại rơ mooc sàn, flatrack,… dùng để chuyên chở hàng nặng như thép cuộn, thép bó, thép thanh, mặt hàng nặng không vận chuyển được bằng xe sàn.
  • Xe fooc: Loại xe siêu trường siêu trọng, sử dụng cho các dự án, công trình xây dựng, sử dụng chở các hàng hóa có kích thước vượt tiêu chuẩn xe thùng hoặc container.

Ưu và nhược điểm trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ

Hình thức vận tải nào cũng có những ưu và nhược điểm khác nhau, với đường bộ cũng vậy.

Ưu và nhược điểm khi nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ

Ưu điểm

Việc nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ có thể đảm bảo:

  • Thời gian vận chuyển nhanh hơn (so với đường biển, đường sắt) do có nhiều tuyến đường, mạng lưới rộng khắp.
  • Tạo điều kiện linh hoạt về thời gian và địa điểm giao hàng (xe có thể đỗ ở nhiều địa điểm tiện lợi hơn).
  • Đa dạng phương tiện với kích thước, trọng tải khác nhau, phù hợp từng loại mặt hàng và tuyến đường theo yêu cầu.
  • Tối ưu kinh phí khi vận chuyển hàng hóa.

Nhược điểm

Khi sử dụng loại hình nhập khẩu bằng đường bộ cũng có thể khiến bạn gặp một số trở ngại như:

  • Các phát sinh về phụ phí đường bộ: vi phạm giao thông, phạt quá trọng tải, phí cầu đường,…
  • Rủi ro về kẹt biên, tai nạn giao thông, đường xá có vấn đề,…
  • Khối lượng hàng bị hạn chế (so với đường biển, sắt hoặc hàng không).

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ

Nhập khẩu hàng hóa có thể do bạn tự tay làm từ tìm đơn vị lấy hàng nước ngoài, đơn vị vận chuyển, làm thủ tục hải quan,…hoặc thông qua một đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu hàng bằng đường bộ. Dù bạn làm tới bước nào, vẫn nên nắm rõ quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ ra sao để theo dõi hàng hóa tốt nhất.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ

Thông thường, quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ về Việt Nam sẽ được diễn ra với quy trình như sau:

Bước 1: Khảo giá, tìm doanh nghiệp nhập hàng uy tín

Hàng hóa nhập khẩu thường khiến người mua khó lòng yên tâm, đặc biệt với những đối tác mới. Bởi vậy, khi xác định nhập một mặt hàng nào đó, trước tiên bạn cần tìm hiểu  kỹ lưỡng, tham khảo nhiều nguồn, đơn vị, thị trường khác nhau về giá cả, đặc trưng, chất lượng sản phẩm, văn hóa kinh doanh của từng đơn vị, khu vực.

Hãy đảm bảo bạn tìm được đối tác làm ăn uy tín, đáng tin cậy và làm ăn được lâu dài. Đây là bước cực kỳ quan trọng giúp bạn có mặt hàng chất lượng, giảm thiểu rủi ro. Tốt nhất, bạn nên tìm tới những doanh nghiệp nước ngoài có quy mô và danh tiếng lớn trên thị trường để đảm bảo an toàn.

Khi đã chọn được đơn vị, mặt hàng cần nhập, bạn cần gửi đơn đặt hàng thông qua hình thức trao đổi trực tiếp, email hoặc gọi điện. Hãy cho đối tác biết bạn cần thông tin hàng hóa (số  lượng, tên, loại, chất lượng, mẫu mã,…), chính sách giá cả, điều kiện và cách thức thanh toán, thông tin về người mua hàng/doanh nghiệp mua hàng,…

Bước 2: Hai bên đồng ý hợp tác, ký hợp đồng, xác định thời gian vận chuyển hàng hóa và hình thức thanh toán.

Khi đã đạt được thỏa thuận và đi tới thống nhất hợp tác, bạn và đối tác sẽ ràng buộc nhau thông qua hợp đồng giao thương. Để đảm bảo an toàn cho hàng hóa, đề  phòng phát sinh, bạn nên lưu ý một số điểm như:

  • Chi tiết về tên hàng, số lượng, tổng tiền,…
  • Nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, các giấy tờ chứng minh đi kèm.
  • Điều khoản, các đợt thanh toán, phương thức thanh toán, thời gian thanh toán.

Bước 3: Đóng gói, giao hàng

Hàng hóa sẽ được đối tác cung cấp cho đơn vị vận chuyển theo thời gian mà 2 bên thống nhất. Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ theo dõi sát sao đơn hàng. Thông thường sẽ được theo dõi qua web, app hoặc liên lạc trực tiếp, 2 bên sẽ thống nhất các hình thức liên lạc.

Bước 4: Vận chuyển hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ

Khi nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ về Việt Nam, bạn cần chú ý các thông tin bao gồm: thông tin về hãng vận tải, lịch trình theo dõi hàng hóa, số lượng chuyến/thời gian/lịch trình cụ thể; vận chuyển bao lâu, giao hàng khi nào; thời gian vận chuyển; có hư hỏng, phát sinh gì không,…

Bước 5: Thanh toán hàng hóa nhập khẩu

Các đợt thanh toán và số tiền sẽ được hai bên thống nhất trước khi giao hàng. Có thể chia thành 1 – 2 hoặc 3 đợt thanh toán tùy các bên. Thông thường, khi nhập khẩu hàng hóa sẽ sử dụng phương thức thanh toán L/C hoặc T/T.

Với hình thức thông qua thư tín dụng L/C, bên mua sẽ yêu cầu ngân hàng bên mình mở thư tín dụng, ngân hàng là người cam kết thanh toán giá trị đơn hàng cho người bán. Sau khi có L/C thì bên bán tiến hàng giao hàng theo hợp đồng và gửi cho ngân hàng một bộ chứng từ chứng minh đã làm đúng hợp đồng. Ngân hàng mở thư tín kiểm định độ tin cậy và tiến hành chuyển tiền theo yêu cầu.

Bước 6: Thủ tục hải quan nhập khẩu hàng bằng đường bộ

Thông thường, các đơn vị cần thực hiện các thủ tục hải quan sau:

  • Khai thông tin đầy đủ về nhập khẩu IDA.
  • Đăng ký tờ khai IDC.
  • Kiểm tra những điều kiện trong việc đăng ký tờ khai.
  • Phân luồng (3 luồng xanh, vàng, đỏ), kiểm tra, đồng ý và thông qua.

Với từng mặt hàng đặc thù sẽ có những yêu cầu về chứng từ cụ thể riêng, bạn cần tìm hiểu trước về quy định thủ tục hải quan để chuẩn bị.

Bước 7: Nhận hàng nhập khẩu bằng đường bộ

Với mặt hàng lẻ: Chủ hàng mang đơn vận gốc hoặc vận gom đơn đến đại lý, hãng tàu người gom để lấy D/O, nhận hàng tại CFS theo quy định.

Với hàng nguyên: Khi nhận được thông báo, người nhận mang bill gốc và giấy giới thiệu của cơ quan tới lấy D/O, đến hải quan làm thủ tục đưa hàng về kho hoặc kiểm tra. Sau đó mang toàn bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến văn phòng quản lý để xác nhận D/O, lấy phiếu xuất kho, nhận hàng.

Một số quy định về nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ về Việt Nam mà bạn có thể tham khảo như:

  • Hiệp định song phương giữa các quốc gia với Việt Nam.
  • Các công ước hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ (ô tô).
  • Thể lệ vận tải hàng hóa bằng đường bộ ở Việt Nam.
  • Luôn cập nhật luật giao thông đường bộ mới nhất.
  • Nghị định 86/2014/NĐ-CP về Kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô.

Hi vọng với những chia sẻ về quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ bên trên sẽ phục vụ ít nhiều cho công việc mua bán giao thương hàng hóa quốc tế. Nếu bạn mới nhập khẩu hàng hóa nước ngoài, tốt nhất nên lựa chọn đơn vị mua hàng, vận tải hàng hóa quốc tế uy tín để hỗ trợ công việc này nhằm tránh rủi ro không đáng có.