Quy định xử phạt thay đổi kết cấu xe moto, xe gắn máy được áp dụng khi nào? Mức phạt áp dụng đối với xe máy và xe ô tô là bao nhiêu? Hãy tìm hiểu kỹ càng qua bài viết dưới đây của Khải Trí.
Quy định về lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe
Xe mô tô, xe gắn máy là những tài sản thuộc sở hữu của mỗi người. Bạn có quyền sử dụng chúng để đi mọi lúc, mọi nơi cho phép. Tuy nhiên, bạn sẽ không có toàn quyền trong việc thay đổi các thông số và đặc điểm cấu tạo của chúng.
Để xe có thể lăn bánh, mỗi một phương tiện này đều phải thực hiện quy trình đăng ký, đăng kiểm tại cơ quan có thẩm quyền. Trong văn bản này quy định những kết cấu cố định của xe mà người chủ sở hữu không được phép thay đổi.
Điều 55 của Luật Giao thông đường bộ 2008 đã đưa ra nội dung rằng:
Tất cả các hoạt động sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, cải tạo, bảo dưỡng, nhập khẩu xe đều phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Chủ nhân của phương tiện không được phép tự ý thay đổi các yếu tố kết cấu, tổng thành hệ thống của xe. Tất cả những thông số này đều đã được ghi nhận và phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, chủ phương tiện có quyền sử dụng chúng với mục đích di chuyển. Tuy nhiên, không thể tự ý thay đổi kết cấu so với thiết kế ban đầu.
Quy định xử phạt thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
Các hành vi được coi là thay đổi kết cấu xe máy
Khung, hình dáng, kích thước và đặc tính của xe là những yếu tố thuộc kết cấu xe máy. Chủ phương tiện sẽ bị coi là vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 nếu có những hành vi sau:
- Tự ý hàn, cắt, đục lại kích thước khung, thay đổi động cơ. Đưa những phương tiện này tham gia lưu thông trên đường bộ.
- Tự ý thay thế loại và kích thước khung, máy và đặc tính của xe như màu xe, hệ thống đèn, còi…
Mức phạt đối với các hành vi được coi là thay đổi kết cấu xe máy
Người chủ sở hữu phương tiện xe mô tô, xe gắn máy là cá nhân thì sẽ bị phạt từ 800 nghìn đến 2 triệu đồng. Nếu chủ phương tiện là doanh nghiệp, tổ chức thì mức phạt nâng lên là từ 1.6 triệu – 4 triệu đồng.
Quy định xử phạt thay đổi kết cấu xe ô tô phạt bao nhiêu tiền?
Các hành vi được coi là thay đổi kết cấu xe ô tô
Có hai hành vi được xếp vào diện thay đổi kết cấu xe ô tô. Thứ nhất là việc hành vi tự ý cắt, hàn, đục lại khung, máy. Đưa phương tiện sau khi đã cải tạo lại vào lưu thông trên đường bộ.
Hành vi thứ hai là tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành động cơ của máy, hệ thống phanh xe, hệ thống truyền động (hệ thống truyền lực) và hệ thống chuyển động. Tự ý thay đổi các yếu tố về kết cấu, kích thước, hình dáng của xe so với thông tin thiết kế ban đầu của nhà sản xuất và thông tin được viết trong hồ sơ nộp tại cơ quan đăng ký xe, hồ sơ thiết kế cải tạo lại phương tiện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tự ý thay đổi mục đích sử dụng xe như chuyển từ xe ô tô cá nhân sang xe dịch vụ chở khách. Lắp đặt, cơi nới thêm kích thước thùng, cơ cấu nâng hạ thùng, nâng hạ container của xe.
Lỗi thay đổi kết cấu xe ô tô phạt bao nhiêu tiền?
Lỗi xử phạt thay đổi kết cấu xe ô tô cao hơn nhiều so với xe máy. Nếu lỗi thuộc vào hành vi thứ nhất, chủ xe là cá nhân sẽ chịu phạt từ 2 triệu – 4 triệu đồng. Lỗi gây ra nếu thuộc về tổ chức, doanh nghiệp mức phạt sẽ tăng lên là 4 triệu – 8 triệu đồng.
Nếu lỗi thuộc hành vi thứ hai, chủ xe là cá nhân sẽ chịu phạt từ 6 triệu – 8 triệu đồng. Nếu là tổ chức, doanh nghiệp mức phạt sẽ tăng lên là 12 triệu – 16 triệu đồng.
Tóm lại, mức phạt đối với xe máy, xe ô tô sẽ dao động trong khoảng 800 nghìn đến 16 triệu đồng nếu không gây bất kỳ tai nạn hay hậu quả vật chất, tinh thần nào khác.
Tại sao không nên thay đổi kết cấu xe moto, xe gắn máy
Đây là hành vi vi phạm pháp luật
Như chúng tôi có đề cập ở trên, việc tự ý thay đổi những yếu tố thuộc về kết cấu xe mô tô, xe máy và ô tô đã được quy định tại bộ Luật Giao thông đường bộ 2008. Đây là hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và bị cấm thực hiện. Do vậy, người thi hành luật cần thực hiện các biện pháp như xử phạt hành chính, cảnh cáo hoặc thu giữ phương tiện.
Gây nguy hiểm khi tham gia giao thông
Mỗi một bộ phận của xe được sản xuất và lắp ráp đều qua nhiều công đoạn nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu cơ chế hoạt động, cơ chế bảo vệ người dùng. Do vậy, với bất kỳ thay đổi nào trên xe đều tiềm ẩn nguy cơ không tương thích với phiên bản của hệ thống ban đầu.
Do vậy, tình trạng xe gặp trục trặc trong quá trình di chuyển rất dễ xảy ra. Điều này gây nguy hiểm không chỉ cho người điều khiển mà cả những người cùng tham gia giao thông khác.
Gây ra nỗi phiền cho người xung quanh
Trong thời gian gần đây, việc “độ xe” như thay đổi đèn xe, thay đổi tiếng ống xả, tiếng kèn gây không ít phiền toái cho người tham gia giao thông. Các chương trình thời sự và phương tiện truyền thông đưa tin về việc những chiếc xe lắp đèn LED, đèn pha sai quy định, thực hiện nháy đèn, chiếu sáng trực tiếp đến các xe khác.
Hành vi này khiến những người khác bị lóa mắt trong một thời gian ngắn, không thể quan sát được xung quanh. Do đó dễ gây ra những vụ tai nạn giao thông như tự ngã, đâm xe vào người khác, đâm vào chướng ngại vật trên đường.
Thay đổi còi xe và ống xả trái quy định làm cho âm thanh phát ra của bộ phận này phát ra vừa to, vừa vang và nó tác động trực tiếp đến giác quan của con người. Thậm chí, nó còn gây tăng huyết áp, tim đập nhanh và ù tai tạm thời. Với những người có sức khỏe yếu, có bệnh về hô hấp, tim thì có thể gây tình trạng khó thở.
Biện pháp hạn chế và khắc phục lỗi thay đổi kết cấu xe moto, xe gắn máy
Người dùng được phép sử dụng những chiếc xe đã thay đổi kết cấu khi nào? Luật Giao thông đường bộ có cho phép người chủ phương tiện điều khiển những chiếc xe đã qua cải tạo, xe sử dụng linh kiện, phụ tùng xe máy chính hãng trong điều kiện chúng đã được cấp phép an toàn sử dụng bởi những cơ quan có thẩm quyền. Điều này có nghĩa là chủ xe đã nộp hồ sơ thiết kế cải tạo lại phương tiện và đã được cơ quan phê duyệt.
Vì vậy nếu cần hoặc có nhu cầu thay thế bạn cần mua phụ tùng, linh kiện tại các cửa hàng phụ tùng chính hãng, uy tín hoặc mua phụ tùng chính hãng online tại Kim Thành Online.
Trên là những thông tin cần biết về quy định xử phạt thay đổi kết cấu xe moto, xe gắn má0 và ô tô. Hi vọng mọi người khi tham gia giao thông đường bộ hãy có ý thức chấp hành luật. Đó là nghĩa vụ của mỗi người khi sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Việc tiêu thụ, sử dụng các dòng xe “độ” trái phép sẽ không bao giờ được xã hội chấp nhận.